09
03/21
ITL Xây Dựng Hệ Sinh Thái Trong Logistics Phục Vụ Khách Hàng
Hệ sinh thái là đích đến của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn nhằm xây dựng nền tảng vững bền, gia tăng giá trị cho khách hàng và thúc đẩy phát triển ngành. Đây cũng là bước đi của ITL – Tập đoàn nổi bật về Logistics tại Việt Nam.
Quỹ đạo phát triển của các tập đoàn kinh tế lớn
Tác động từ dịch Covid-19 đã tạo ra nhận thức mới, xu hướng tiêu dùng mới, các mô hình kinh doanh mới, đem lại cơ hội thị trường để hình thành các chuỗi giá trị, liên kết mới. Đây thật sự là cơ hội giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận, sát hạch lại năng lực thật sự, sức chống chịu, khả năng thích nghi trước biến cố thị trường, tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững hơn.

Trong báo cáo năm 2019 của McKinsey & Company – Tập đoàn tư vấn quản lý toàn cầu, các doanh nghiệp lớn trên thế giới trong đó có Việt Nam thường đột phá giới hạn hiện tại với chiến lược xây dựng hệ sinh thái. Xây dựng hệ sinh thái vừa là trọng trách của các doanh nghiệp dẫn đầu nền kinh tế, vừa là chiến lược giúp các tập đoàn tăng trưởng theo cấp số nhân nhờ nền tảng phát triển vững bền, tối ưu hóa chi phí quản lý vận hành, gia tăng lợi nhuận. Ngoài ra, khi một doanh nghiệp xây dựng thành công hệ sinh thái riêng sẽ không những gia tăng ảnh hưởng tại thị trường trong nước mà còn có thể đáp ứng được tiêu chuẩn, yêu cầu của các khách hàng, đối tác quốc tế.
Các yếu tố sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng này:
Hệ sinh thái giúp giảm chi phí thu hút khách hàng. Các hệ sinh thái cho phép tự động hóa trên quy mô lớn và tích hợp các lộ trình mua hàng, tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận nhiều sản phẩm và dịch vụ trên một nền tảng duy nhất. Việc hợp nhất các kênh này giúp giảm chi phí thu hút khách hàng. Ví dụ trong ngành ngân hàng, các hệ sinh thái có thể giúp tiết kiệm khoảng 10 đến 20% chi phí thu hút khách hàng (CAC).
Các hệ sinh thái tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và khách hàng thông qua phân tích dữ liệu. Các hệ sinh thái cho phép các công ty xây dựng kiến thức am tường từ nhiều loại dữ liệu và tận dụng tối đa các thông tin này. Các doanh nghiệp hàng đầu thuộc nhiều lĩnh vực đang bổ sung thêm các dịch vụ mới vào danh mục hiện có, phát triển các mô hình kinh doanh mới và thậm chí bán trực tiếp các sản phẩm hoặc tiện ích dựa trên dữ liệu.
Các hệ sinh thái củng cố mối quan hệ với khách hàng và tăng cường giữ chân khách hàng. Một trong những lợi điểm của một hệ sinh thái là nó thay đổi cách các công ty tương tác với khách hàng. Chẳng hạn như doanh nghiệp có thể tạo ra các điểm chạm hàng ngày, điều chỉnh các dịch vụ sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và giảm chi phí giao dịch, từ đó hạn chế tỷ lệ mất khách hàng và khách hàng rời đi.
Các hệ sinh thái giúp tăng định giá và giúp duy trì năng lực cạnh tranh. Ưu điểm khác của hệ sinh thái là khả năng thu hút đầu tư từ thị trường vốn. Do các doanh nghiệp trong hệ sinh thái thường được định giá dựa trên các chỉ số như tương tác với người dùng và doanh thu nên họ có thể được định giá cao ngay cả khi các chỉ số định giá truyền thống (EBIT và EBITDA²) vẫn thấp.
Sức ảnh hưởng hệ sinh thái trong Logistics
Theo hiệu ứng mạng lưới, quy mô càng lớn sẽ tạo ra giá trị càng cao, giá trị càng cao sẽ càng thu hút nhiều người tham gia và tiếp tục tạo ra những giá trị to lớn hơn. Chính vì vậy, mô hình hệ sinh thái là đích đến của các doanh nghiệp lớn. Một hệ sinh thái vững bền luôn phải đáp ứng được tính kết nối hệ thống, quy trình vận hành và cơ sở hạ tầng. Cả ba yếu tố này được ITL hoạch định từ nhiều năm trước và hiện tại đang tiếp tục đầu tư phát triển chuyên sâu cũng như mở rộng để gia tăng sự cộng hưởng.
Chiến lược của ITL là tập trung xây dựng đội ngũ, đào tạo nhân tài, gắn kết tổ chức hướng đến khách hàng và mục tiêu “National Champion”. Song song đó, ITL liên tục gia tăng nguồn lực bằng các thương vụ M&A, kêu gọi vốn đầu tư. Đáng chú ý nhất trong năm 2020, ITL đã hoàn tất mua lại và sở hữu đến 97% cổ phần của Sotrans Group - Tập đoàn hàng đầu trong các lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế, nội địa, kho đa chức năng, cảng. Với thương vụ này, ITL đã mở rộng hệ sinh thái thông qua hệ thống đại lý mạnh của Sotrans tại các cảng lớn trên 100 quốc gia. Được biết, Sotrans Group còn sở hữu hệ thống cảng Container và ICD tại khu vực TP.HCM và Đồng Nai, hệ thống kho ngoại quan và kho chứa hàng đa chức năng lên đến hơn 230.000 m2.
Các chuyên gia đánh giá, với hệ sinh thái này, ITL đang từng bước tạo ra sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng - yếu tố cốt lõi để nâng cao chỉ số năng lực Logistics (LPI), giúp Việt Nam cạnh tranh với các thị trường lớn như Thái Lan, Malaysia, Singapore… trong tương lai không xa.
ITL đã tạo nên giá trị khác biệt khi hướng đến xây dựng một “hệ sinh thái mở”, mang tính chia sẻ để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp được tận dụng nền tảng mà ITL đã đầu tư xây dựng. ITL sẵn sàng chia sẻ với tất cả các doanh nghiệp vận tải trong ngành cùng tham gia và được thụ hưởng những giá trị mà ITL tâm huyết xây dựng như chuỗi cung ứng, dịch vụ hàng không, hệ thống kho bãi, cảng container và ICD, vận chuyển hàng hóa đường sắt…
ITL đang từng bước tạo ra sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng - yếu tố cốt lõi để nâng cao chỉ số năng lực Logistics (LPI) cho các công ty Logistics, giúp Việt Nam cạnh tranh với các thị trường lớn như Thái Lan, Malaysia, Singapore… trong tương lai không xa.
Có thể thấy, chiến lược bài bản và tâm huyết phát triển ngành Logistics Việt Nam trên thị trường quốc tế đã tạo động lực để ITL bứt phá, hoàn thiện chuỗi cung ứng nội địa, trở thành mắt xích quan trọng của Logistics khu vực cũng như toàn cầu. Vừa qua, tập đoàn ITL được Vietnam Report xếp hạng Top 50 Doanh Nghiệp Xuất Sắc Nhất Việt Nam, Top 500 Doanh Nghiệp Lớn Nhất Việt Nam năm 2020 và Top 10 Doanh Nghiệp Uy Tín Ngành Logistics.
*Nguồn: 24h.com.vn
Tác động từ dịch Covid-19 đã tạo ra nhận thức mới, xu hướng tiêu dùng mới, các mô hình kinh doanh mới, đem lại cơ hội thị trường để hình thành các chuỗi giá trị, liên kết mới. Đây thật sự là cơ hội giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận, sát hạch lại năng lực thật sự, sức chống chịu, khả năng thích nghi trước biến cố thị trường, tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững hơn.

Trong báo cáo năm 2019 của McKinsey & Company – Tập đoàn tư vấn quản lý toàn cầu, các doanh nghiệp lớn trên thế giới trong đó có Việt Nam thường đột phá giới hạn hiện tại với chiến lược xây dựng hệ sinh thái. Xây dựng hệ sinh thái vừa là trọng trách của các doanh nghiệp dẫn đầu nền kinh tế, vừa là chiến lược giúp các tập đoàn tăng trưởng theo cấp số nhân nhờ nền tảng phát triển vững bền, tối ưu hóa chi phí quản lý vận hành, gia tăng lợi nhuận. Ngoài ra, khi một doanh nghiệp xây dựng thành công hệ sinh thái riêng sẽ không những gia tăng ảnh hưởng tại thị trường trong nước mà còn có thể đáp ứng được tiêu chuẩn, yêu cầu của các khách hàng, đối tác quốc tế.
Các yếu tố sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng này:
Hệ sinh thái giúp giảm chi phí thu hút khách hàng. Các hệ sinh thái cho phép tự động hóa trên quy mô lớn và tích hợp các lộ trình mua hàng, tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận nhiều sản phẩm và dịch vụ trên một nền tảng duy nhất. Việc hợp nhất các kênh này giúp giảm chi phí thu hút khách hàng. Ví dụ trong ngành ngân hàng, các hệ sinh thái có thể giúp tiết kiệm khoảng 10 đến 20% chi phí thu hút khách hàng (CAC).
Các hệ sinh thái tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và khách hàng thông qua phân tích dữ liệu. Các hệ sinh thái cho phép các công ty xây dựng kiến thức am tường từ nhiều loại dữ liệu và tận dụng tối đa các thông tin này. Các doanh nghiệp hàng đầu thuộc nhiều lĩnh vực đang bổ sung thêm các dịch vụ mới vào danh mục hiện có, phát triển các mô hình kinh doanh mới và thậm chí bán trực tiếp các sản phẩm hoặc tiện ích dựa trên dữ liệu.
Các hệ sinh thái củng cố mối quan hệ với khách hàng và tăng cường giữ chân khách hàng. Một trong những lợi điểm của một hệ sinh thái là nó thay đổi cách các công ty tương tác với khách hàng. Chẳng hạn như doanh nghiệp có thể tạo ra các điểm chạm hàng ngày, điều chỉnh các dịch vụ sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và giảm chi phí giao dịch, từ đó hạn chế tỷ lệ mất khách hàng và khách hàng rời đi.
Các hệ sinh thái giúp tăng định giá và giúp duy trì năng lực cạnh tranh. Ưu điểm khác của hệ sinh thái là khả năng thu hút đầu tư từ thị trường vốn. Do các doanh nghiệp trong hệ sinh thái thường được định giá dựa trên các chỉ số như tương tác với người dùng và doanh thu nên họ có thể được định giá cao ngay cả khi các chỉ số định giá truyền thống (EBIT và EBITDA²) vẫn thấp.
Sức ảnh hưởng hệ sinh thái trong Logistics
Theo hiệu ứng mạng lưới, quy mô càng lớn sẽ tạo ra giá trị càng cao, giá trị càng cao sẽ càng thu hút nhiều người tham gia và tiếp tục tạo ra những giá trị to lớn hơn. Chính vì vậy, mô hình hệ sinh thái là đích đến của các doanh nghiệp lớn. Một hệ sinh thái vững bền luôn phải đáp ứng được tính kết nối hệ thống, quy trình vận hành và cơ sở hạ tầng. Cả ba yếu tố này được ITL hoạch định từ nhiều năm trước và hiện tại đang tiếp tục đầu tư phát triển chuyên sâu cũng như mở rộng để gia tăng sự cộng hưởng.
Chiến lược của ITL là tập trung xây dựng đội ngũ, đào tạo nhân tài, gắn kết tổ chức hướng đến khách hàng và mục tiêu “National Champion”. Song song đó, ITL liên tục gia tăng nguồn lực bằng các thương vụ M&A, kêu gọi vốn đầu tư. Đáng chú ý nhất trong năm 2020, ITL đã hoàn tất mua lại và sở hữu đến 97% cổ phần của Sotrans Group - Tập đoàn hàng đầu trong các lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế, nội địa, kho đa chức năng, cảng. Với thương vụ này, ITL đã mở rộng hệ sinh thái thông qua hệ thống đại lý mạnh của Sotrans tại các cảng lớn trên 100 quốc gia. Được biết, Sotrans Group còn sở hữu hệ thống cảng Container và ICD tại khu vực TP.HCM và Đồng Nai, hệ thống kho ngoại quan và kho chứa hàng đa chức năng lên đến hơn 230.000 m2.
Các chuyên gia đánh giá, với hệ sinh thái này, ITL đang từng bước tạo ra sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng - yếu tố cốt lõi để nâng cao chỉ số năng lực Logistics (LPI), giúp Việt Nam cạnh tranh với các thị trường lớn như Thái Lan, Malaysia, Singapore… trong tương lai không xa.
ITL đã tạo nên giá trị khác biệt khi hướng đến xây dựng một “hệ sinh thái mở”, mang tính chia sẻ để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp được tận dụng nền tảng mà ITL đã đầu tư xây dựng. ITL sẵn sàng chia sẻ với tất cả các doanh nghiệp vận tải trong ngành cùng tham gia và được thụ hưởng những giá trị mà ITL tâm huyết xây dựng như chuỗi cung ứng, dịch vụ hàng không, hệ thống kho bãi, cảng container và ICD, vận chuyển hàng hóa đường sắt…
ITL đang từng bước tạo ra sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng - yếu tố cốt lõi để nâng cao chỉ số năng lực Logistics (LPI) cho các công ty Logistics, giúp Việt Nam cạnh tranh với các thị trường lớn như Thái Lan, Malaysia, Singapore… trong tương lai không xa.
Có thể thấy, chiến lược bài bản và tâm huyết phát triển ngành Logistics Việt Nam trên thị trường quốc tế đã tạo động lực để ITL bứt phá, hoàn thiện chuỗi cung ứng nội địa, trở thành mắt xích quan trọng của Logistics khu vực cũng như toàn cầu. Vừa qua, tập đoàn ITL được Vietnam Report xếp hạng Top 50 Doanh Nghiệp Xuất Sắc Nhất Việt Nam, Top 500 Doanh Nghiệp Lớn Nhất Việt Nam năm 2020 và Top 10 Doanh Nghiệp Uy Tín Ngành Logistics.
*Nguồn: 24h.com.vn
- Link bài chi tiết:
https://www.24h.com.vn/doanh-nghiep/itl-xay-dung-he-sinh-thai-trong-logistics-phuc-vu-khach-hang-c849a1230148.html?fbclid=IwAR2-yr7j6EuAlzV5l_Yc7_qlPQBwyK_VVQ-DQy2ymeCzYwzQkOiWKVu_NLg